Menu

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030 được phê duyệt

09/02/2022
749 lượt xem
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đề xuất. Và mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định số 150/QĐ-TTg để phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu chung của chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

Chiến lược được đề xuất ra với mục tiêu chung xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương. Đồng thời phát triển theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững. Để có sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, phải đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế – xã hội. phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cần thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính. Nhằm nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người nông dân. Ngoài ra, nâng tầm vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp. Giúp giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa các vùng, miền. Thúc đẩy phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa. Có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị. Mặt khắc vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo. Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Ứng dụng công nghệ cao trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

Ứng dụng công nghệ cao trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

 Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Với tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 – 3%/năm. Và tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 – 6%/năm. Nhằm mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5 – 6%/năm. Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững. Thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 – 3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 – 1,5%/năm.Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%.

Hiện tại, cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đã phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường. Và thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn. Đã phấn đấu giảm được phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 42%. Với diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 1 triệu ha.

Tầm nhìn của chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

Bên cạnh đó, Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cũng xác định tầm nhìn đến năm 2050. Là phấn đấu Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh sạch, đẹp với điều kiện sống. Với thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị.

Chiến lược đặt ra định hướng, nhiệm vụ đối với từng lĩnh vực sản xuất.

Đối với trồng trọt:

Đổi mới cơ cấu cây trồng và thực hiện chế độ quản lý mục đích sử dụng đất nông nghiệp một cách linh hoạt hơn. Nhằm phát huy lợi thế ngành sản xuất chiến lược đảm bảo nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ưu tiên phát triển các cây trồng có lợi thế và có nhu cầu lớn. Như cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, lúa gạo chất lượng cao… Thúc đẩy phát triển các cây trồng mới có triển vọng như cây dược liệu, cây cảnh, nấm ăn… Mặt khác, việc sử dụng các hệ thống lọc nước tinh khiết cho việc tưới tiêu rau sạch hay cây trồng cũng được khuyến khích rất nhiều.

Đối với sản xuất lúa gạo: Tiếp tục phát huy lợi thế ngành lúa gạo Việt Nam. Nhưng với những đổi mới về tư duy, chính sách quản lý, sử dụng đất trồng lúa và sản xuất lúa gạo. Thực hiện tập trung phát triển về sản lượng sang coi trọng chất lượng. Vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Đồng thời, vừa khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước một cách hiệu quả cao nhất.

Ứng dụng công nghệ cao trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đối với trồng trọt

Ứng dụng công nghệ cao trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đối với trồng trọt

Đối với chăn nuôi:

Trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn không thể thiếu lĩnh vực chăn nuôi. Cần đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về thực phẩm cho thị trường trong nước. Song song phát triển các ngành hàng có tiềm năng và thị trường như thịt gia cầm, trứng, sữa. Duy trì chăn nuôi lợn và gia súc lớn. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, vật nuôi bản địa, đặc sản có giá trị cao. Đồng thời vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm, bền vững môi trường, an toàn sinh học và dịch bệnh. Phát triển chăn nuôi công nghiệp áp dụng công nghệ cao tại các trang trại và doanh nghiệp lớn. Đồng thời khuyến khích chăn nuôi hộ truyền thống có cải tiến theo hướng chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi hữu cơ. Xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung xa nơi dân cư tập trung. Vừa thuận lợi cho xử lý môi trường và phòng tránh dịch bệnh.

Ứng dụng công nghệ cao trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đối với chăn nuôi

Ứng dụng công nghệ cao trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đối với chăn nuôi

Cùng với phát triển nông nghiệp, chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp để giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập…

Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cũng nêu ra các giải pháp chính để thực hiện các mục tiêu và các nhiệm vụ. Bao gồm: Tuyên truyền, giáo dục đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động. Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trình độ, hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng. Chuyển giao khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời phát triển thị trường trong và ngoài nước đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Đổi mới và nâng cao năng lực, hiêu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro. Và hội nhập và hợp tác quốc tế,…

Thông tin được cập nhật từ http://dwrm.gov.vn/

Để được tư vấn thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, Quý khách xin vui lòng liên hệ:

Công ty CP Đầu tư & Giải pháp AVINA

Sales: 0936 369 102 – Hotline: 0984 469 111 – Email: locnuocavina@gmail.com

Trung tâm kỹ thuật AVINA - Hệ thống lọc nước công nghiệp

banner