Menu

XÉT NGHIỆM NƯỚC Ở ĐÂU CHO KẾT QUẢ CHÍNH XÁC?

05/03/2019
4999 lượt xem

Kết quả xét nghiệm nước đối với nguồn nước ngầm. Nước mặt thậm chí nguồn nước máy tại Việt Nam đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Liên tiếp trong thời gian vừa qua báo chí đưa tin. Nguồn nước tại nhiều tỉnh thành, địa phương của chúng ta nhiễm asen, sắt, phèn, mangan, canxi, chì, amoni… vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần.

Đối diện với việc này, chúng ta bắt buộc phải chủ động có phương án bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Một câu hỏi đặt ra thường trực cho chúng ta là nguồn nước đang sử dụng hàng ngày ô nhiễm ở mức độ nào? Các thành phần ô nhiễm ra sao? Có vượt quá tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế không? Biện pháp xử lý khắc phục nước bị ô nhiễm là gì? Và chúng ta đều biết rằng để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi đó chúng ta phải mang mẫu nước đang sử dụng đi xét nghiệm.

Chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem chúng ta cần  “Xét nghiệm nước ở đâu” để có kết quả chuẩn xác nhất và quy cách chúng ta lấy mẫu ra sao.

Xét nghiệm nước ở đâu cho kết quả chính xác?

Xét nghiệm nước ở đâu cho kết quả chính xác?

Công ty AVINA xin trân trọng cung cấp tới các bạn các địa chỉ xét nghiệm nước đạt tiêu chuẩn của BỘ Y TẾ  tại 2 thành phố lớn của cả nước.

ĐỊA CHỈ XÉT NGHIỆM NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường – Số 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Trung tâm Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật & Y tế Dự phòng – Số 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội – Số 70 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội

    Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

    Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

ĐỊA CHỈ XÉT NGHIỆM NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh – Số 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

TẠI SAO PHẢI XÉT NGHIỆM NƯỚC SINH HOẠT?

Hiện nay, mọi người sử dụng phổ biến các nguồn nước như:

  • Nguồn nước ngầm (nước giếng khoan, giếng đào).
  • Nguồn nước máy đã qua xử lý của các nhà máy rồi cung cấp cho người dân.
  • Nguồn nước mưa.

Cần phải đi xét nghiệm nguồn nước sinh hoạt là để kiểm tra xem nguồn nước có đảm bảo vệ sinh sử dụng cho gia đình bạn không. Nó sẽ giúp bạn có những biện pháp xử lý nguồn nước sinh hoạt nếu có vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn. Có một số căn bệnh tiềm ẩn nếu bạn sử dụng nguồn nước ô nhiễm như sau:

  • Bị các bệnh về gan, thận.
  • Bị đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
  • Bị các bệnh ngoài da như nổi mẩn đỏ, ngứa, viêm loét,…
  • Tóc bị khô, dễ gãy rụng, xơ rối,….
  • Các thiết bị dụng cụ sử dụng cho gia đình bị ố vàng, bám cặn nhanh hư hỏng như nồi, liêu, xoong chảo, vòi nước, vòi hoa sen, ….

QUY CÁCH LẤY MẪU ĐẠT TIÊU CHUẨN

Để có một kết quả xét nghiệm chuẩn nhất, chúng tôi xin hướng dẫn các bạn “Quy cách lấy mẫu đạt tiêu chuẩn”

  1. Mẫu xét nghiệm lý hóa: Chai lấy mẫu bằng nhựa hoặc thủy tinh mới.
  2. Mẫu xét nghiệm vi sinh, nitrits, BOD: Yêu cầu dùng chai và nắp bằng thủy tinh. Cần sấy tiệt trùng cả chai và nắp trước khi tiến hành lấy mẫu. Khử trùng bên trong, ngoài vòi lấy mẫu và tay của bạn bằng cồn. Tiến hành lấy mẫu đầy chai và đậy nắp kín.
  3. Vị trí lấy mẫu nước: Lấy trực tiếp từ nguồn nước cần xét nghiệm.
  4. Dung tích mẫu: Phụ thuộc vào chỉ tiêu mà bạn cần xét nghiệm
    – Xét nghiệm lý hóa bao gồm 13 chỉ tiêu: Yêu cầu tối thiểu 1 Lít mẫu.
    – Xét nghiệm vi sinh: Yêu cầu 0,5 Lít  bảo quản lạnh không được vượt quá 24h.
    – Xét nghiệm nước uống đóng chai: Yêu cầu 4 Lít để xét nghiệm lý hóa. 2 Lít mẫu giữ lạnh để xét nghiệm vi sinh.
  5. Bảo quản mẫu nước: Mẫu cần xét nghiệm cần được chuyển ngay tới các đơn vị xét nghiệm đạt tiêu chuẩn của quốc gia.Trong trường hợp đặc biệt, các bạn có thể gọi điện trực tiếp đến phòng tư vấn xét nghiệm. Để được các cán bộ phụ trách chuyên môn tư vấn thêm về hóa chất phục vụ cho việc bảo quản mẫu theo từng tiêu chí cần xét nghiệm.
    Cách lấy mẫu nước xét nghiệm

    Cách lấy mẫu nước xét nghiệm

    Lưu ý

Trước khi quyết định mang mẫu của bạn đi xét nghiệm. Các bạn lưu ý cần xác định rõ mục đích sử dụng nước. Bởi với mỗi mục đích sử dụng nước thì sẽ có những quy chuẩn, tiêu chuẩn nước khác nhau.

  • Nước sử dụng trong sinh hoạt thì cần xét nghiệm dựa theo quy chuẩn QCVN02:2009/BYT – Xem chi tiết
  • Nước sử dụng cho ăn uống thì cần xét nghiệm dựa theo quy chuẩn QCVN01:2009/BYT – Xem chi tiết
  • Nước phục vụ cho việc kinh doanh nước tinh khiết, nước đóng bình, nước đóng chai thì cần xét nghiệm dựa theo quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT – Xem chi tiết
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước do Bộ Y tế ban hành

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng nước do Bộ Y tế ban hành

Với mỗi Quy chuẩn nêu trên lại có hàng loạt tiêu chí cần được xét nghiệm. Bên cạnh đó nguồn nước tại từng vùng lại có các đặc trưng riêng biệt và rất khác nhau. Do vậy, để kết quả xét nghiệm được chính xác và tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí. Chúng tôi khuyên các bạn nên lựa chọn những chỉ tiêu cơ bản như asen, sắt, amoni, canxi, chất hữu cơ để ưu tiên xét nghiệm.

Mong rằng những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp cho bạn biết được tầm quan trọng của việc đi xét nghiệm, kiểm tra nguồn nước mình đang sử dụng. Nó giúp bạn và gia đình của mình tránh khỏi những căn bệnh tiềm ẩn trong nguồn nước bị ô nhiễm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

>> Các dấu hiệu nhận biết nước sinh hoạt bị ô nhiễm

>> Hệ thống xử lý nước sinh hoạt

>> Công nghệ làm mềm nước chứa nhiều Canxi, Magie

 

Để được tư vấn thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, Quý khách xin vui lòng liên hệ:

Công ty CP Đầu tư & Giải pháp AVINA

Sales: 0936 369 102 – Hotline: 0984 469 111 – Email: locnuocavina@gmail.com

Trung tâm kỹ thuật AVINA - Hệ thống lọc nước công nghiệp

banner